This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

15 tháng 12, 2012

Tuyển sinh 2013: Trường nghề bị "nốc ao" vì quy định mới?

Có thể nói, chính sách đặc thù trong tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 áp dụng cho ba khu vực này đem lại lợi thế rất lớn cho các trường ĐH, CĐ ở đây, giúp các trường thuộc khu vực được ưu tiên nâng tổng lượng thí sinh đầu vào một cách cực kỳ “ưu ái” để đạt được.
Tuyển sinh 2013: Trường đạò tạo Nghè gặp khó khăn

Tuyển sinh 2013: Trường đạò tạo Nghè gặp khó khăn


Trường nghề: Đồng loạt “đầu hàng” với chỉ tiêu

Mùa tuyển sinh 2012, nhiều các trường CĐ nghề, TCCN và TC nghề tiếp tục gặp nhiều khó khăn, không tuyển đủ chỉ tiêu.

Bức tranh ảm đạm

Ông Ngô Văn Hải, Hiệu trưởng Trường TC Công nghiệp TP.HCM cho biết: “Năm nay trường được Bộ GD-ĐT cho chỉ tiêu (CT) hệ CĐ (200 SV), TCCN (1.200 học viên), đến đầu tháng 12-2012 trường mới chỉ tuyển được gần 50%, từ nay đến khi kết thúc mùa tuyển sinh, chúng tôi hi vọng sẽ tuyển được 70%. Trường TC Nghề Khôi Việt chỉ tuyển được khoảng 40 HS. Trường TC Tây Sài Gòn lác đác vài HS nhập học. Trường TC Phương Đông mới tuyển được hơn 100 CT. Trường TC Nghề Nhân Đạo là một trong những trường đào tạo nghề có truyền thống nhưng mùa tuyển sinh năm nay cũng thưa thớt học viên đến nộp hồ sơ nhập học.

Hiệu trưởng nhà trường, ông Nguyễn Phan Hòa cho biết: “Hàng năm, ngoài việc giới thiệu mô hình đào tạo, trang thiết bị mới, chương trình đào tạo, trường còn thường xuyên liên hệ với các trường THPT và THCS để phối hợp làm công tác tư vấn học nghề, giới thiệu về tuyển sinh đào tạo của trường. Điều đáng nói là trường xét tuyển HS có trình độ THCS và kéo dài nhiều đợt nhưng vẫn thiếu người học”. Tương tự, ông Dương Minh Kiên, Hiệu trưởng Trường TC Nghề Quang Trung cho hay: “chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm nay cũng bằng năm ngoái, trên 500 CT nhưng đến nay vẫn chưa tuyển được một nửa. Trong số học viên trường tuyển được, hầu hết tốt nghiệp THCS, số ít còn lại là HS THPT thi rớt tốt nghiệp”.

Các trường CĐ nghề cũng không ngoại lệ, TS. Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP trăn trở: “Tình hình tuyển sinh năm nay rất khó khăn. Những năm trước trường tuyển đủ trong tháng 10, năm nay kéo dài đến tháng 12 nhưng vẫn ít người đăng ký học. CT tuyển sinh năm nay của trường là 1.800 nhưng hiện nay mới chỉ tuyển được trên 1.000 học viên”. Cùng cảnh ngộ là Trường CĐ Nghề Kinh tế công nghệ TP, CT cần tuyển là 750 nhưng đến nay mới ngót nghét 300 SV theo học. Dù vẫn cố gắng tuyển sinh thêm nhưng ThS. Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng: Không còn hy vọng tuyển được vì nguồn tuyển không còn. ThS. Nguyễn Hoàng Anh, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Công nghệ thông tin iSpace, than thở: “Các trường nghề năm nay tuyển sinh khó quá. Hiện tại chúng tôi mới tuyển sinh được 400/1.000 CT. Nhưng hy vọng tuyển được 50-60% là không thể vì thí sinh đã bị hút hết vào các trường ĐH, CĐ”.

Bị “nốc ao” vì văn bản mới

Tháng 12-2011, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 57 quy định: Các trường ĐH, học viện không được đào tạo trình độ TCCN nhưng đến giữa năm 2012, Bộ GD-ĐT lại sửa đổi điều 6 trong thông tư 57 cho phép các trường ĐH không phải ngừng tuyển sinh hệ TCCN ngay từ năm 2012 mà giảm dần CT tuyển sinh TCCN và dừng hẳn tuyển sinh trước năm 2017. Đây là cú “nốc ao” lớn đối với các trường CĐ nghề, TCCN, TC nghề bởi việc duy trì hệ TC trong trường ĐH là bất hợp lý, gây ra lãng phí lớn.
Không chỉ thế, Bộ GD-ĐT trong mùa tuyển sinh 2012 còn cho phép các trường ĐH, CĐ được kéo dài thời gian tuyển sinh đến cuối tháng 11 khiến hệ thống trường nghề chỉ còn cách ngồi chờ người học. Không dừng lại ở đó, trước việc các trường CĐ, ĐH tại một số khu vực, trong mùa tuyển sinh 2012 gặp rất nhiều khó khăn vì đầu vào thấp, không tuyển đủ chỉ tiêu... Bộ GD-ĐT lại tiếp tục có quyết định cho các trường ĐH, CĐ tại ba khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và các trường ĐH, CĐ có trụ sở chính đặt tại các tỉnh/thành trong ba khu vực trên được xét tuyển bổ sung đối với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại khu vực và có kết quả thi ĐH hoặc CĐ hệ chính quy năm 2012 (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực) dưới điểm sàn ĐH (hoặc CĐ) không quá 1 điểm khiến cho nguồn tuyển của các trường CĐ nghề, TCCN, TC nghề càng thêm cạn kiệt.
Có thể nói, chính sách đặc thù trong tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 áp dụng cho ba khu vực này đem lại lợi thế rất lớn cho các trường ĐH, CĐ ở đây, giúp các trường thuộc khu vực được ưu tiên nâng tổng lượng thí sinh đầu vào một cách cực kỳ “ưu ái” để đạt được CT. Tuy nhiên, quy định mới cũng khiến nhiều trường không thuộc vùng thụ hưởng phải… điêu đứng. PGS.TS Lê Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng bức xúc: “Mùa tuyển sinh năm 2012, trường phải giải quyết rút hồ sơ cho hơn 20 thí sinh để các em về ĐH địa phương nhập học. Có những em khi đã chính thức trở thành SV của trường vẫn trình bày hết lý do này đến lý do khác để được rút hồ sơ cho bằng được”.

PGS.TS Hùng đặt vấn đề: Nếu đã ưu tiên, tại sao Bộ GD-ĐT không quy định, thống nhất chủ trương này ngay từ đầu mùa tuyển sinh để các trường chủ động, chứ thay đổi đột ngột khi “ván đã đóng thuyền” như thế này chỉ khiến các đơn vị càng thêm rối vì cứ phải mất công nhận vào rồi trả lại”.

nguồn  kenhtuyensinh.vn

2013: Khối năng khiếu sẽ tuyển sinh riêng


Tin từ Bộ GD-ĐT chiều 30/11 cho hay, tuyển sinh năm 2013 cơ bản giữ ổn định, không có thay đổi lớn. Với các trường tuyển sinh khối năng khiếu sẽ được xem xét thí điểm tự chủ tuyển sinh riêng.

Bộ GD-ĐT cho biết, việc xem xét cho các trường tuyển sinh khối năng khiếu tuyển sinh riêng sẽ trên cơ sở đề án gắn với trách nhiệm tự chủ. Hiện Bộ đã nhận được phương án đề xuất tuyển sinh ĐHQG TP.HCM, ĐHQG Hà Nội...Tuy nhiên, phương án các trường đưa ra không xem xét thực hiện trong năm 2013.

Mùa tuyển sinh năm 2013, Bộ vẫn giữ thi tuyển sinh theo phương thức “3 chung”(chung đợt, chung đề, chung kết quả), không bổ sung thêm khối thi. Thời gian thi vẫnấn định 3 đợt (2 đợt thi ĐH và đợt thi CĐ).

Vẫn theo Bộ, năm tới không tăng về quy mô tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc xác định chỉ tiêu sẽ giao cho các trường thực hiện căn cứ theo Thông tư 57 (căn cứ trên số giảng viên, cơ sở vật chất) đã ban hành. Những trường nào xác định chỉ tiêu không trung thực với năng lực hiện có sẽ bị bộ xử phạt mạnh, trừ chỉ tiêu cho năm kế tiếp.

Hiện nay, Bộ GD-ĐT cũng cử 3 đoàn thanh tra kiểm tra về tình hình tuyển sinh năm 2012 và xác định chỉ tiêu cho năm 2013 của 30 trường ĐH,CĐ trên cả nước.


nguồn vietnamnet.vn

Đại học vẫn chưa dám tự chủ tuyển sinh


Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2012 - 2013 mà Bộ GD-ĐT ban hành hồi cuối tháng 5 vừa rồi, năm 2013 vẫn tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ thành 3 đợt: đợt 1 vào các ngày 3, 4, 5-7-2013; đợt 2 vào các ngày 8, 9, 10-7-2013; đợt 3 vào các ngày 14, 15, 16-7-2013.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, về cơ bản, mùa tuyển sinh 2013 sẽ không có thay đổi lớn, vẫn được thi theo “3 chung”. Điểm mới được bổ sung là thay cho quyết định xét tuyển thẳng với người học ở 62 huyện nghèo, Bộ GD-ĐT bổ sung đối tượng xét tuyển thẳng với các em học sinh ở các huyện biên giới, hải đảo. Ngoài ra, sẽ xem xét để khối năng khiếu sẽ tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, ngoài việc chắc chắn thi ĐH-CĐ 2013 vẫn theo “3 chung” thì những thay đổi trên mới chỉ là dự kiến, tất cả sẽ chỉ được đặt ra và thống nhất tại hội nghị tuyển sinh dự kiến được tổ chức vào tháng 1-2013 tới đây.

Phương án thi “3 chung” đã duy trì nhiều năm nay, có người đồng thuận, có người không. Bộ GD-ĐT cũng khẳng định sau năm 2015 phải thay đổi căn bản phương thức thi cử, tuyển sinh. Tuy nhiên, từ nay đến thời điểm sau năm 2015 vẫn cơ bản duy trì thi “3 chung”, có chăng chỉ là những điều chỉnh quy chế tuyển sinh trong từng năm cho phù hợp với tình hình chung. Điều đáng nói là bộ vẫn khuyến khích các trường trọng điểm lên phương án tuyển sinh riêng, nhất là sau khi Luật Giáo dục đại học có hiệu lực thì các trường đại học trọng điểm có thể tự chủ tuyển sinh.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có trường đại học trọng điểm nào trình phương án riêng trừ khối trường văn hóa nghệ thuật (khối trường này luôn có nhu cầu tuyển sinh riêng để phù hợp với đặc thù chuyên ngành. Hiện tại Bộ VH-TT-DL đã gửi đề án để các trường nghệ thuật tổ chức thi riêng. Nếu Bộ GD-ĐT và Bộ VH-TT-DL thống nhất thì ngay trong năm 2013, các trường văn hóa nghệ thuật có thể tổ chức thi môn văn hóa riêng cả về đề thi, đợt thi vì trước đây các trường nghệ thuật mới chỉ tổ chức thi năng khiếu riêng).

Như vậy có thể thấy, một phương án tuyển sinh phù hợp, thỏa mãn được cả hệ thống nói chung và từng trường nói riêng không hề đơn giản. Lâu nay các trường luôn mong mỏi được tự chủ tuyển sinh nhưng khi cờ đến tay thì không hẳn đã dám phất. Ngay cả 2 ĐHQG cũng vẫn đang hết sức thận trọng trong việc trình ra một phương án tuyển sinh cho mình. Hầu hết các chuyên gia cho rằng, có quá nhiều việc cần được chuẩn bị bài bản và phải mất vài năm thậm chí hơn thế để tìm ra phương thức tuyển sinh phù hợp nhất cho giáo dục đại học của Việt Nam.

Đến ngay cả ĐHQG Hà Nội cũng cho biết, năm 2013, trường không có chủ trương tự mình ra đề và sẽ vẫn chọn “ba chung”. Còn ĐHQG TPHCM hiện cũng chỉ mới dừng ở mức tổ chức hội thảo “xây dựng đề án đổi mới tuyển sinh ĐH tại ĐHQG TPHCM” trong đó đề xuất thi ĐH 5 môn. Hiện cả 2 ĐHQG đang gặp nhau ở quan điểm là cần có một đơn vị chuyên trách đứng ra tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực bao gồm việc ra đề và tổ chức thi. Kỳ thi đánh giá năng lực sẽ đánh giá phần chung nhất về kiến thức, kỹ năng cần thiết để học ĐH của thí sinh. Các trường sử dụng kết quả này để xét tuyển hoặc bổ sung các tiêu chí xét tuyển khác phù hợp với đặc thù của mình…

Đến các trường ĐH trọng điểm vẫn còn nhiều băn khoăn như vậy thì với các trường ĐH khác, việc lên phương án tự chủ tuyển sinh càng có nhiều lúng túng hơn. Với tình hình này, trong năm 2013 và thậm chí một vài năm tới, việc tuyển sinh theo phương án “3 chung” có thể vẫn phải tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, điều chỉnh thế nào để không tái diễn tình cảnh tuyển sinh ảm đạm như năm 2012 (dù Bộ GD-ĐT đã nới rộng các điều kiện tự chủ) là điều Bộ GD-ĐT phải “đau đầu” tính toán.

nguồn: sggp.org.vn

Tuyển sinh 2013 vẫn sẽ áp dụng theo hình thức 3 chung

Tuyển sinh 2013 vẫn sẽ áp dụng theo hình thức 3 chung: Theo lãnh đạo Bộ GDĐT, mùa tuyển sinh 2013 vẫn chưa có gì “đột phá”, TS vẫn thi theo 3 chung như trong kỳ tuyển sinh 2012.

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013: Vẫn 3 chung, chưa có gì… đột phá!

Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 vừa kết thúc, Bộ GDĐT đã lại rục rịch chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm 2013. Và hầu như cùng thời điểm này – một số dự thảo về phương thức tuyển sinh mới ở các trường ĐH trọng điểm cũng đã hoàn tất, trình lên bộ.

Song, theo “ý tứ” của cấp lãnh đạo cao nhất trong ngành giáo dục, thì các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ từ nay đến năm 2015 vẫn tiếp tục theo phương thức “3 chung”, không có thay đổi lớn, nếu có chăng chỉ là những “chỉnh sửa” về mặt kỹ thuật để kỳ thi tối ưu hơn.

Chưa “đột phá”, vẫn tiếp tục “3 chung”

Mùa tuyển sinh năm 2013, bộ vẫn giữ thi tuyển sinh theo phương thức “3 chung” (chung đợt, chung đề, chung kết quả), không bổ sung thêm khối thi. Thời gian thi vẫn ấn định 3 đợt (2 đợt thi ĐH và đợt thi CĐ). 

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, dự kiến nếu có chỉ là thay đổi về mặt kỹ thuật. Theo đó, các trường trọng điểm, trường năng khiếu sẽ được thí điểm tự chủ trong tuyển sinh. Đổi mới tiếp theo là mở rộng ưu tiên xét tuyển đối với những huyện nghèo và 20 huyện biên giới, hải đảo thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không có trong danh sách huyện nghèo mà Chính phủ quy định, để tạo điều kiện cho thí sinh những vùng này có thể vào học ĐH. Ngoài ra, Bộ GDĐT mở rộng diện ưu tiên cho 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và xem xét để đưa vào Quy chế tuyển sinh năm 2013. Cũng theo chia sẻ của vị thứ trưởng này, năm 2013, bộ sẽ xem xét cho một số trường tuyển khối C, ngành xã hội nhân văn, năng khiếu được tự tổ chức thi riêng để thu hút thí sinh vào học. Tuy nhiên, vào thời điểm này, ý tưởng đổi mới của bộ cũng chỉ tạm dừng ở đối tượng là các trường năng khiếu và trường trọng điểm.

Tự chủ tuyển sinh: Sớm nhất là 2015

Với nền tảng cơ sở vật chất, nguồn lực hiện tại của hầu hết các trường “chủ chốt” thì phương án tuyển sinh 3 chung vẫn là “ổn” nhất – một chuyên gia tuyển sinh kỳ cựu trong công tác tuyển sinh của ĐH Quốc gia TPHCM nhận định. Quan điểm này được ông Nguyễn Trọng Giảng – Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội - một trong những trường ĐH trọng điểm đã được Bộ GDĐT đề nghị xây dựng phương án tuyển sinh riêng - ủng hộ.
Vị hiệu trưởng này cho biết thêm: Phương án thì trường cũng đã xây dựng, nhưng để có thể thực hiện thì còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Đây là những vấn đề bất cứ trường nào định thí điểm tự chủ tuyển sinh cũng sẽ gặp phải, ví dụ như Bộ GDĐT có cơ chế nào để điều phối kết quả của TS thi tại các trường ra đề riêng với các trường ĐH, CĐ còn lại trong hệ thống. Những câu hỏi được đặt ra đối với các trường, khi tự chủ tuyển sinh sẽ là: Có bắt buộc thi cùng ngày với các trường thi chung? Kết quả thi riêng có được công nhận và sử dụng như thế nào trong toàn hệ thống?

Những ý kiến này cũng nhận được sự “đồng thuận” cao của lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội khi cho rằng: ĐH Quốc gia Hà Nội đã xây dựng được phương án thi riêng, nhưng Bộ GDĐT phải giải quyết được vướng mắc về quyền lợi của TS khi đăng ký dự thi vào các trường thực hiện tự chủ tuyển sinh, thi riêng thì mới có thể áp dụng phương án này được. Bởi, sẽ có nhiều “gút mắc” phải tháo gỡ như: Nếu các trường tự chủ tuyển sinh, tổ chức thi cùng đợt với các trường thi “3 chung”, thì khi không trúng tuyển, kết quả thi có được công nhận để tiếp tục đăng ký xét tuyển không? 

Gần như đồng quan điểm, song bằng cái nhìn “phản biện” PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa chia sẻ: Phương án tuyển sinh mới mà ĐH Quốc gia TPHCM vừa trình Bộ GDĐT, hoàn toàn không phải là thi 5 môn mà vẫn dừng ở 3 môn chính chủ chốt, những môn còn lại là xét tuyển dựa vào kết quả học ở bậc phổ thông. Việc thực hiện thêm các môn “xét tuyển” giúp giảm bớt tình trạng học lệch hiện nay.
Ngoài ra, đề án mới còn “đề cao” và áp dụng những triệt để phương thức thi trắc nghiệm ở nhiều môn thi, nên sẽ giúp nhẹ nhàng việc thi cử của TS hơn. Cụ thể, TS sẽ thi hai môn toán logic và tiếng Việt (theo dự án của ĐH Quốc gia TPHCM gia tăng câu trắc nghiệm và chỉ kéo dài cao nhất 120 phút so với 180 phút như hiện nay).
Tiếp theo đó, tùy theo khối thi, ngành thi mà TS chọn, các em sẽ dự thi thêm 1 môn đặc thù của khối, ngành. Ví dụ, với những ngành khoa học tự nhiên sẽ thi thêm một trong các môn lý, hóa, sinh tương thích với ngành cụ thể. Tương tự, lĩnh vực khoa học xã hội sẽ là sử hoặc địa. Còn khối D sẽ là ngoại ngữ... Riêng với các ngành học năng khiếu vẫn phải thi thêm phần năng khiếu.
Tóm lại, phương thức tuyển sinh mới mà ĐH Quốc gia TPHCM hướng đến tiếp cận nền giáo dục, tuyển sinh hiện đại của các nước phát triển, giúp đánh giá năng lực toàn diện (bao gồm cả kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết) của TS tốt nghiệp phổ thông cần đạt được để phục vụ thiết thực cho việc học tiếp theo ở bậc đại học. 

PGS Nguyễn Hội Nghĩa đưa ra kiến nghị: Để đề án tuyển sinh riêng mà ĐH Quốc gia TPHCM đã hoàn tất sớm phát huy tác dụng, rất cần sự “ủng hộ” của Bộ GDĐT, thể hiện ở chủ trương khuyến khích nhiều trường thực hiện tự chủ tuyển sinh cũng như tạo cơ chế sử dụng chung kết quả giữa các trường để giúp TS có thêm nhiều chọn lựa, điều này đồng nghĩa với việc có thể hiện thực hóa chủ trương tự chủ tuyển sinh theo đề án mới của từng trường. Ngoài ra, việc bộ khuyến khích nhiều trường cùng thực hiện còn giúp các trường có thể chia sẻ “nguồn lực”, giảm gánh “đầu tư” cho công tác tuyển sinh... Còn với tình hình như hiện nay, đề án của ĐH Quốc gia TPHCM, sớm nhất đến năm 2015 mới có thể áp dụng – vị PGS này kết luận.

theo  kenhtuyensinh.vn

Tuyển sinh 2013: Mở rộng ưu tiên xét tuyển đối với huyện nghèo.

Các trường được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Các trường sẽ được tự chọn phương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp vừa thi vừa xét tuyển.


  • Mùa tuyển sinh 2013 mở rộng đối tượng xét tuyển

Bộ GD - ĐT cho biết, năm nay vẫn giữ thi tuyển sinh theo phương thức “3 chung” (chung đợt, chung đề, chung kết quả), không bổ sung thêm khối thi. Thay đổi lớn nhất về mặt kỹ thuật của kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, là việc các trường trọng điểm, trường năng khiếu sẽ được thí điểm tự chủ trong tuyển sinh khi luật GD ĐH có hiệu lực.

  • Các trường lớn không mặn mà

Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga cho biết, năm 2013 Bộ GD - ĐT vẫn giữ thi tuyển sinh theo phương thức “3 chung” (chung đợt, chung đề, chung kết quả), không bổ sung thêm khối thi.

Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2013, Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực thì những trường được Bộ giao lên phương án tuyển sinh đều có thể tự tổ chức thi tuyển. Theo đó, các trường được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Các trường sẽ được tự chọn phương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp vừa thi vừa xét tuyển.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh, trách nhiệm lớn nhất mà các trường cần làm đối với xã hội là bảo đảm chất lượng đào tạo. Tự chủ tuyển sinh được quy định đi kèm với những điều khoản giám sát chặt chẽ chất lượng đào tạo trong suốt quá trình sinh viên học tập tại trường. Thay vì quy định chương trình khung như trước đây, Luật Giáo dục đại học lần này quy định về chuẩn tối thiểu kiến thức, kỹ năng đối với người học sau khi tốt nghiệp. Việc kiểm định là bắt buộc đối với tất cả các trường để thực hiện quyền tự chủ. Trên cơ sở kết quả kiểm định chất lượng, các trường sẽ được xếp hạng theo những tiêu chí cụ thể.

  • Mở rộng ưu tiên xét tuyển

Đổi mới tiếp theo là mở rộng ưu tiên xét tuyển đối với những huyện nghèo và 20 huyện biên giới, hải đảo thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long không có trong danh sách huyện nghèo mà Chính phủ quy định, để tạo điều kiện cho thí sinh những vùng này có thể vào học ĐH. Ngoài ra, Bộ GD - ĐT mở rộng diện ưu tiên cho 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và xem xét để đưa vào Quy chế tuyển sinh năm 2013.

Với các trường tuyển sinh khối năng khiếu sẽ được xem xét thí điểm tự chủ tuyển sinh riêng trên cơ sở đề án gắn với trách nhiệm tự chủ. 

Hiện nay, Bộ GD - ĐT đã cử 3 đoàn thanh tra kiểm tra về tình hình tuyển sinh và xác định chỉ tiêu cho năm 2013 của 30 trường ĐH, CĐ. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, các trường sẽ xác định chỉ tiêu 2013 của mình dựa trên các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… Những trường nào xác định chỉ tiêu không đúng với năng lực sẽ bị trừ chỉ tiêu năm kế tiếp.

Theo bạn Hạnh Phúc là gì? Làm thế nào để Hạnh phúc

Chào các bạn!

Có rất nhiều định nghĩa về Hạnh phúc phải không nào? Có người bảo Hạnh phúc khi có rất nhiều tiền, còn có người bảo Hạnh phúc khi được người khác yêu mến.
Vài lần ra đường, bạn chắc hẳn có lần đã nghe rằng, tôi là người Hạnh phúc. Điều này có thể lúc đầu làm bạn cười, nhưng bạn thử nghĩ xem. Hạnh phúc của bạn có khác Hạnh phúc của mọi người không? Chắc hẳn là khác rồi, mỗi người định nghĩa Hạnh phúc khác nhau và vì thế cách đón chào Hạnh phúc cũng khác nhau.
Chẳng hạn, nếu bạn ra đường, bạn hỏi một cụ già: "Cụ có hạnh phúc không?" Chắc hẳn cụ già sẽ nói: "Tôi hạnh phúc chứ". Bởi vì một điều, định nghĩa Hạnh phúc của cụ già là được sum vầy bên con cháu, cho dù có thể chết bất cứ lúc nào vì tuổi cao. Và chính vì Hạnh phúc mà cụ già có thể nâng cao được tuổi thọ của cụ.

Cũng có trường hợp, một phụ nữ bán rong, chỉ lo bữa ăn hàng ngày nhưng người phụ nữ đó vẫn nhận thấy là người Hạnh phúc, bởi vì Hạnh phúc của người phụ nữ đó là có cái để ăn và cái để mặc.
Có câu nói rằng:"Có nhiều tiền chưa chắc đã Hạnh phúc"? Các bạn thấy câu nói đó thế nào? Dù các bạn nghĩ câu nói đúng hay sai đi nữa thì theo mình nó cũng có lí do của nó cả. Người ta càng nhiều tiền thì nhu cầu sẽ cao hơn những người ít tiền, và dần dần nhu cầu đó vượt qua khả năng của họ. Như thế thì định nghĩa Hạnh phúc của họ cũng cao hơn, và khó thực hiện hơn. Như thế thì tại sao chúng ta không định nghĩa Hạnh phúc của mình xuống đi. Chẳng hạn, là Hạnh phúc khi có được người bạn tốt bên cạnh, Hạnh phúc khi làm được nhiều việc hơn......

Phải chăng con người Việt Nam rất Hạnh phúc, cho dù đời sống còn nhiều thiếu thốn, nhưng những người dân Việt Nam ai ai cũng có một nụ cười tươi trên đôi môi của họ. Từ những người nông dân ngoài đồng, những bác thợ xây những ngôi nhà mơ ước,... đến các tổng giám đốc, các chủ tịch tập đoàn, mọi người đều thấy nụ cười đó đều mang một niềm Hạnh phúc. 

Và, làm thế nào để Hạnh phúc, cách tốt nhất là giảm định nghĩa Hạnh phúc của bạn lại, như thế sẽ Hạnh phúc hơn và từ đó sẽ Thành công hơn.

Hai ngày qua, mình cảm thấy vui vẻ bởi vì mình đã làm được những việc đơn giản, và chính điều đó mình làm việc nhanh hơn, hoàn thành tốt hơn. Chính vì mình đã định nghĩa Hạnh phúc của mình giảm hơn. 
Định nghĩa Hạnh phúc của mình là làm được nhiều người vui vẻ hơn.....(ồ lá la)

Thế bạn nghĩ thế nào là Hạnh phúc, hãy nói cho mọi người biết nhé^^

sưu tầm  và biên soạn