Ngay từ khi sinh ra chúng ta đã là những nhà khoa học. Khi sinh ra, chúng ta tự hỏi bên ngoài kia là thứ gì? Rồi ta thắc mắc về mặt trời, về ánh sáng, những ngôi sao, đại dương hình thành ra sao, thời tiết sao lại có mưa có nắng...
Khi sinh ra, chúng ta đã là những nhà khoa học!
Nhưng rồi, có chuyện xảy ra, khi ta bước vào những năm “nguy hiểm”, những năm trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đó chính là lúc chúng ta bị nghiền nát, đúng theo nghĩa đen.
“Tất cả những tinh hoa của sự hiếu kỳ bên trong chúng ta đã bị nghiền nát bởi chính xã hội này” theo như Einstein đã nói.
Bởi vì chúng ta bị bắt phải ghi nhớ những dữ kiện, những con số, những bài thuộc lòng, nên chúng ta bắt đầu cho rằng trí nhớ chính là khoa học. Và điều đó hoàn toàn sai.
Có một lần nọ, con gái tôi ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Và cô bé phải học thuộc lòng một mớ các bài học, các ví dụ về khoáng sản, tinh thể cho bài kiểm tra địa chất học. Và tôi không nhìn thấy trong bài học bất kỳ một ghi chép nào về địa chất học thật sự: Thuyết trôi dạt lục địa - nền tảng làm nên địa chất học. Vậy mà bài thi thì lại bắt học sinh kể tên khoáng sản này, tinh thể nọ hình thành ở đâu, tên gì...
Rồi sau đó cô bé lại gần tôi và hỏi: “Bố ơi, tại sao mà lại có người muốn trở thành nhà khoa học chứ?”
Đó là sự kiện nhục nhã nhất trong cả cuộc đời tôi.
Tôi muốn chộp lấy cuốn sách và xé toang nó. Bởi vì cái bài kiểm tra đó, nó nghiền nát, nghiền nát sự hiếu kỳ của toàn bộ thế hệ đi sau. Và rồi chúng ta lại hỏi, “Ủa, tại sao không ai ưa cái môn khoa học vậy?” Còn sao nữa!
Nhà vật lý học, giáo sư, tiến sĩ Michio Kaku.
Dịch bởi PW
Câu hỏi mình đặt ra cho các bạn: liệu bạn có còn giữ được sự tò mò hiếu kỳ sau bao năm và theo đuổi những gì bạn yêu thích? Hay bạn sẽ chỉ bước vào vòng đời như bao người khác, đi làm kiếm tiền đi làm kiếm tiền?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét